Hệ thống nối đất, tiếp địa (chống sét) là gì, chúng có tác dụng như thế nào?
Hệ thống tiếp địa (chống sét) thông thường bao gồm các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m và có thể là thép góc hoặc thép tròn và chúng được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng cụ thể. Hiện nay chúng ta đang áp dụng tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.
HOTLINE TƯ VẤN & BÁO GIÁ ĐO TIẾP ĐỊA HẢI PHÒNG
0936.822.398
Các cọc này thường được dùng bằng thép góc, thép thông thường nếu như công trình tiếp địa, chống sét sử dụng tạm thời. Còn khi xác định công trình lâu dài ta nên sử dụng cọc đồng và liên kết các cọc này bằng các thanh đồng hoặc dây đồng để tăng tuổi thọ của hệ thống tiếp địa chống sét, tránh bị đứt rỉ và gây ra tác hại không mong muốn. Ngoài ra ta cũng có thể lắp thêm thiết bị đếm sét để xác định số lần năng lượng sét đã đi qua hệ thống chống sét của công trình.
Để kết nối các cọc đồng tiếp đất và dây đồng trần thoát sét, ta sử dụng các mối hàn hóa nhiệt. Mối hàn này đảm bảo dẫn dòng điện, ít bị bị lão hóa, bị ăn mòn theo thời gian.(Trong một số trường hợp ít quan trọng thì mối ghép này có thể dùng hàn hơi hoặc kẹp nối …)
Hệ thống tiếp đất chống sét đảm bảo phải có:
+ Tổng trở bé:
- Điện trở tác dụng bé;
- Dung kháng cao;
- Cảm kháng thấp.
+ Khả năng tản năng lượng sét tốt
+ Hướng tiên đạo sét tốt
+ Chống rỉ
+ Chống trộm
Đo tiếp địa (đo điện trở tiếp địa hệ thống chống sét)
HOTLINE TƯ VẤN & BÁO GIÁ
0936.822.398
Tác dụng của nối đất là gì ?
- Tăng sự an toàn cho người;
- Giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …). Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta cần đo điện trở đất sau mỗi 12 tháng.
Đo điện trở kim chống sét
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG CHỐNG SÉT:
- Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn;
- Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất;
- Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được;
- Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét;
- Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất;
- Đọc giá trị đo và xử lý kết quả đo.
Môt số đơn vị không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét mỗi năm một lần đã bị các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy xử phạt và có các biện pháp xử phạt nặng nề. Vì vậy hptesting.vn khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.
Chu kỳ kiểm định hệ thống chống sét tối thiểu 12 tháng/lần, sẽ đem đến kết quả tốt hơn và khả năng đảm bảo an toàn cao hơn dưới tác động của sấm sét.
Quy trình đăng ký kiểm định tại hptesting.vn
Hptesting.vn được chỉ định thực hiện việc kiểm định hệ thống chống sét áp dụng theo tiêu chuẩn, quy định về kiểm định chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” và các quy định có liên quan về sét và cách phòng chống.
CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN HẢI PHÒNG
Tận tâm - Uy tín - Chuyên nghiệp
Trụ sở chính: 3B96, Tổ A3, Phường Cát Bi, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: TĐC 5 Phố đi bộ Thế Lữ (43/9 Cao Thắng), Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng
Hotline: 0936.822.398
Email: info@hptesting.vn
Website: http://hptesting.vn